Nioh Review – (VIE)

 

 

MỞ ĐẦU

                                 “Tôi đã lầm, hắn cũng như bao tên samurai khác

Cũng đã hơn 5 năm từ phiên bản cuối của Ninja Gaiden, sau một số sản phẩm không mấy nổi bật như Yaiba Nija Gaiden Z, DOA 5… fan hâm mộ đang dần quên đi một hãng game từng làm ra một trong những siêu phẩm hành động mà đến giờ vẫn nhiều người đề cập tới như chuẩn mực của game hành động hack n slash.

10 năm có vẻ là một con số phổ biến trong những năm gần đây, từ FF XV tới The Last Guardian, những game phải mất hơn 10 năm để được tới tay các game thủ, Nioh cũng là một trong những tựa game như vậy, nếu không có trailer đầu tiên ở PSX 2015 và E3 2016 Có lẻ chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết đến tựa game trong mơ này – Samurai-đi cảnh đánh quỷ.

Nioh_20170702113556.jpg

Tìm hiểu một chút, Nioh đã được phát thảo từ rất lâu trước khi chúng ta biết đến nó. Năm 2004 Tecmo Đã đưa ra ý tưởng về một game hành động lấy bối cảnh chiến quốc nhật bản, tuy nhiên mãi đến năm 2015, tựa game mới dần thành hình. Nhưng có lẽ từ sau khi dòng Souls ra mắt, Koei Tecmo đã thấy được một nguồn cảm hứng mới cho dòng game của mình. Hệ thống thể lực (stamina) và check-point để lên cấp theo chỉ số được áp dụng vào Nioh.

Cuối cùng vào năm 2015 người hâm mộ mới được thấy gameplay trailer đầu tiên của Nioh, ấn tượng đầu tiên của người viết là một game giống như Onimusha (Một dòng game nổi tiếng của Capcom trong thời kỳ PS2)

Nioh_20170702112827.jpg

Bản demo đầu tiên (Alpha) của game được tung ra vào 2016, cho người chơi một số trải nghiệm về gameplay của game, và sau đó bản demo thứ 2 (Beta) được trình làng cũng trong cùng năm đó.

Trong suốt quá trình đó có thể thấy Koei Tecmo đã thu thập những ý kiến của người chơi và trau chuốt tựa game này theo hướng tốt nhất – một điều hiếm thấy đối với các hãng game gần đây.

Và kết quả đã không nằm ngoài mong đợi của mọi người, với điểm số tổng kết 88 trên Metacritic và hàng loạt 9 10 trên các trang game review uy tín, Nioh đã đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của Koei Tecmo với dòng game hành động đồng thời đưa danh sách game độc quyền của PS4 một cái tên khiến nhiều hệ máy khác phải ghen tị.

Cho đến thời điểm này, Nioh đã bán ra được hơn triệu bản, và thổi vào làng game một hơi hướm vừa quen thuộc vừa mới mẻ.

Nioh_20170702115349

 

CỐT TRUYỆN


Nioh_Anjin

Tên William hơi khó đọc, ta đã nghĩ ra được một cái tên rất hay, Anjin


Cho đến thời điểm này, hầu hết các bài review đều có chung một nhận xét, cốt truyện của Nioh chỉ ở mức vừa phải – tạo nền để đánh nhau. Tuy nhiên đối với người viết, mỗi nhân vật xuất hiện trong xuyên suốt game đều mang một cá tính rất riêng, chỉ cần nhìn qua tạo hình đã có thể đoán được phần nào tính cách – một phong cách quen thuộc của Koei.

Nioh_Guesswho

“Ai đây?’

William Adams một nhân vật có thật từ thế kỉ 15 sau một chuyến viễn chinh và nhiều sự kiện sau đó đã được Nhật Bản giữ lại, cấp đất, và trở thành samurai phương tây đầu tiên trên xứ sở mặt trời mọc, nhân vật này cũng đã được tái hiện nhiều lần trên phim ảnh, cũng như trở thành một cầu nối quen thuộc giữa Nhật Bản và phương Tây. Koei Tecmo đã có một lựa chọn khá sáng suốt khi chọn nhân vật chính dựa trên sự kiện lịch sử này

Nioh_20170702115421

William Adams – Games version

Trong game, để tìm lại thần hộ mệnh của mình, William đã lên đường tới Nhật Bản và bị cuốn theo thời kì chiến quốc tại đây (mốc thời gian sau khi Oda Nobunaga chết) và đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện lịch sử

 

Mạch truyện của game – theo đa số nhận xét là khá rời rạc, điều này bắt nguồn từ việc cutscene và gameplay của game chuyển giao khá cứng nhắc. Nếu đã quen với những tựa game gần đây, bạn có thể thấy xu hướng hiện nay là làm người chơi không phân biệt giữa phim và game, khi chuyển từ cutscene sang gameplay, camera sẽ đơn giản zoom out và tạo cho bạn cảm giác liền mạch.

Tuy nhiên, với Nioh, nếu chú tâm vào các đoạn cắt cảnh, bạn sẽ thấy nó được trau chuốt khá kỹ lưỡng, có thể thấy điểm sáng của game đến từ những bức tranh tĩnh mỗi khi giới thiệu sơ về nhân vật lịch sử – không quá dài, nhưng đủ để cho chúng ta thấy nét tính cách của họ.

Nioh_20170701194125

 

Nioh_char_painting

Tiểu sử nhân vật được tái hiện qua những bức tranh tĩnh khá ấn tượng

Với lợi thế từ Koei, các nhân vật lịch sử như Hanzo Hattori, Naomasa Li, hay Tadakatsu Honda… đều được xuất hiện trong game, trở thành những đối thủ khiến nhiều game thủ phải vò đầu bứt tai.

Nioh_20170702112920

Kết hợp với dàn nhân vật này, là một lực lượng Yokai (Yêu quái, phát âm gần với tiếng Trung) đã khá quen thuộc với chúng ta trong những manga Nhật Bản.

Nioh_Yokai2

Nioh_Yokai1

 

Cách kể chuyện của game có thể không phù hợp vời nhiều người, nhưng nếu bạn yêu thích Nhật Bản, Nioh là một cái gật đầu lớn không thể bỏ qua.

GAMEPLAY

Nioh_GankUp

Ta nghe nói ngươi đã đánh bại tất cả sư phụ của các môn phái, bọn ta muốn khẳng định tin đồn, nên đã tụ tập về đây hội đồng ngươi!

 

Nioh là một trong những tựa game mất hơn 10 năm để phát triển, chắc chắn một điều nhiều thiết kế khác nhau đã được áp dụng. Nhưng có lẽ sau khi thấy thành công của dòng Souls, Nioh đã tìm cho mình hướng đi thích hợp.

Ngay từ những bản demo đầu tiên Nioh đã không che giấu việc gameplay lấy cảm hứng từ dòng Souls, từ Shrine (Bonfire), Armita (Souls), Stats-Level… Nếu đã từng chơi qua Dark Souls hoặc Blood Borne, bạn sẽ không mất nhiều thời gian với phong cách ban đầu của Nioh.

Nioh_Levelup_Screen

Cấp độ được quy định bằng các chỉ số cơ bản.

Tuy nhiên, được phát triển từ những cái đầu làm nên Ninja Gaiden, chiến đấu trong Nioh không chỉ đơn thuần là đánh-né-đánh… Ngay từ những màn chơi hướng dẫn, Nioh đã đưa vào khái niệm Ki-pulse- hồi lại lượng stamina của đòn đánh nếu người chơi ấn R1 đúng lúc.

Kết hợp Ki-pulse với một bảng kỹ năng của từng vũ khí, có thể nói việc gây nghiện nhất trong Nioh chính là chiến đấu.

Nioh_Skill_SCreen

Mỗi loại vũ khí đều có bảng kỹ năng riêng biệt

Với 6 loại vũ khí khác nhau (Odachi được thêm vào trong bản update) và một bảng kỹ năng cho từng loại vũ khí, bao gồm cả Active Skill (Chủ động) và Passive Skill (Nội Tại)

Việc thuần thục với một loại vũ khí là điều cần thiết, nếu muốn trở thành một tên đồ tể cao to đen hôi, Axe hay Odachi có thể là lựa chọn của bạn. Nếu yêu thích tốc độ và kỹ năng thì Dual Sword và Kurigasama lại là một lựa chọn không hề kém cạnh

Và ở giữa hai phong cách đó là Katana và Spear, nếu bạn là người mới, có thể thử qua hai vũ khí này

 

 

Kết hợp với lượng vũ khí này là ba tư thế chiến đấu của William-tình-cờ-học-được-khi-lên-tàu (Stances – tạm dịch – Tấn, bộ pháp…) Thượng tấn, hạ tấn và Trung Tấn.

Với thế chiến đấu Thượng, các đòn đánh sẽ đầy uy lực, nhưng bù lại sẽ khó kiểm soát được di chuyển của nhân vật và tốn một lượng Ki không nhỏ, với thế chiến đấu Hạ, người chơi sẽ trở nên lả lướt trên chiến trường, tung ra nhửng đòn đánh tốc độ, nhưng nhiều lúc cũng như gãi ngứa cho đám Yokai to xác.

Nioh_HighStance

Một đòn đánh ở Thượng Tấn

Cân bằng giữa hai thế này là Trung, tốc độ và sức mạnh đều cân bằng, đặc biệt tất cả các đòn phản (Counter Attack/ Parry) đều được thực hiện ở thế chiến đấu này.

Nioh_Sword

Một đòn “hồi mã thương” ở Trung Tấn

Kể từ khi Souls ra mắt, thanh thể lực đã xuất hiện.. Trong Nioh, việc quản lý Ki là tối cần thiết – quyết định sống chết của nhân vật, nếu bạn để thanh Ki này hết trong quá trình chiến đấu, William sẽ bị “stun” trong khoảng 2 giây, thật khủng khiếp phải không? Trong 2 giây này đủ để cho một gã Samurai dứt điểm bạn, hoặc một Yokai cho lên thớt.

Nioh_20170702121305

Hự!

Đáp lại việc này, Nioh đưa vào game nhiều cơ chế bỗ trợ cho Ki Pulse (hồi nhiều hơn lượng Ki khi Ki pulse vào thời điểm chính xác)

Nioh_Perfect Kipulse

Perfect Ki Pulse

Sẽ không phải là Nhật Bản nếu không có ninja, và sẽ không phải là game thần thoại nếu như không có phép thuật. Hai bản kỹ năng cuối cùng trong Nioh là Ninjutsu (Nhẫn Thuật) và Omyo magic (Pháp Thuật) với Ninjutsu, các kỹ năng sẽ bao gồm thuốc tăng lực, phi tiêu, các cuộn giấy hỗ trợ tốc độ, tàng hình… tất cả những gì bạn tưởng tượng ninja có thể làm được

Nioh_Sword_Grab

Tay không kẹp kiếm, Tại Sao không?

Với Omyo Magic, William có thể có khả năng buff hiệu ứng cho vũ khí của mình như Nước Lửa Sét …, “chưởng” boss bằng các bùa hiệu ứng…

Cuối cùng, sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc tới thần bảo hộ (Guardian Spirit) với hình dáng của các loài vật, linh thú trong Nioh được lấy cảm hứng từ thần thoại Nhật Bản, như Hỏa Lang, Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước…

 

 

Các linh thú này đóng vai trò bảo hộ cho người chơi với những chỉ số hữu ích, một số loại có thể thiên về tấn công, một số khác lại thiên về phòng ngự… Khi chiến đấu, một vòng tròn kế thanh HP sẽ làm đầy mỗi khi thu được Armita, khi kích hoạt vòng này, linh thú sẽ xuất hiện và nhập vào vũ khí của người chơi, ống HP và Ki lúc này sẽ hòa làm một và bạn chính thức chơi Dynasty Warrior 🙂

Nioh_Living_Weapon

Cứu anh phát!

Sau nhiều cập nhật, Living Weapon đã được cân bằng để không bị lợi dụng quá đà khi chơi, nhưng vẫn có nhiều người chơi xây dựng thành công class nhân vật sử dụng Living Weapon.

Nioh_LW_Attack

Tiến lên !

Một điều khá thú vị, các linh thú đều mang hơi hướm của người mà nó bảo hộ.

Nioh_GS

Ngầu

 

Chỉ với hệ thống chiến đấu này, cũng đủ làm người chơi tốn hàng giờ để trở thành một chiến binh thực thụ trong Nioh. Tuy nhiên, giống như một chiếc bánh kem có topping tự chọn, một món quà cuối cùng của Nioh tặng người chơi là hệ thống RNG Loot (Random Generated), lấy cảm hứng từ Diablo hay gần đây là Borderland… Các vũ khí trong Nioh sẽ được rơi ra khi người chơi chiến đấu và có các chỉ số hoàn toàn riêng biệt, và độ quý hiếm của vũ khí hay trang bị sẽ được đánh dấu bằng màu sắc

Nioh_Loot

Độ quý hiếm được phân loại theo màu sắc

Nioh_Weapon

Một trang bị với các chỉ số khá khủng

Kết hợp lượng loot này với các tính năng khác như Rèn Vũ Khí hoặc Chuyển đổi các dòng prefix, “đập” đồ lên +… Nioh có thể ngốn của bạn hơn 100h nếu là fan của thể loại này.

Tuy nhiên hệ quả của hệ thống trang bị này là bạn sẽ phải cày cuốc cật lực để có được món vũ khí quý giá nhất, nếu bạn thích chiến đấu, thì chuyện này không thành vấn đề, nhưng đối với nhiều game thủ, đây có thể là một hệ thống nhàm chán

Với bản DLC gần nhất – Dragon of The North. Nioh đã trình làng mức Way of the Demon, mở ra thêm hàng giờ săn boss để “rớt” món vũ khí cần thiết

HÌNH ẢNH & ÂM THANH

Nếu so với nhiều tựa game PS4, hình ảnh của Nioh dừng lại ở mức chấp nhận được, các nhân vật trong game được thiết kế theo hướng chân thực, tuy nhiên vẫn rất “nam thanh, nữ tú”

Nioh_Okatsu_meet

Samurai tóc vàng à? Có vẻ còn hiếm hơn đám yêu quái ngoài kia

Điểm sáng trong phần hình ảnh có lẽ là cách thiết kế không khí của game, bạn có thể cảm nhận được không khí của một cuộc thư hùng khi chiến đầu trên đồng cỏ …. Hoặc vẻ u ám của tòa thành chết dưới mưa, nếu đã từng đắm mình vào những trang truyện manga hay phim điện ảnh về samurai, bạn sẽ “hít thở” được không khí đó ở Nioh

Nioh cung cấp hai chế độ chơi trong phần Option của mình – Movie Mode và Action Mode. Cho đến bây giờ thông tin về 2 chế độ này cũng đã tràn ngập khắp internet, một thiên về độ phân giải, một thiên về tốc độ khung hình, Nioh là một trong những game tiên phong trong việc tùy chỉnh trên game console.

Người viết đã không ngần ngại chọn Action Mode từ đầu game và đến giờ vẫn vô cùng hài lòng. Một phần cho lý do này có lẻ bắt nguồn từ việc chế độ Movie mode không thực sự được tùy chỉnh tốt, tuy nói là 30fps, nhưng ở nhiều phân cảnh khung hình có thể sụt giảm một cách rõ rệt.

Nioh_20170702120204

Phần âm thanh theo cảm nhận cá nhân của người viết là khá tròn vai, bạn có thể cảm nhận được không khí căng thẳng khi phải chiến đấu với những con Yêu Quái to lớn, tiếng gầm rú chân thực của từng loại yêu quái, đã nhiều lần người viết thoát chết vì nghe được tiếng rên rỉ của mấy con Yokai trước khi bị phục kích.

Rõ rệt nhất phải kể đến tiếng va chạm của vũ khí, bạn có thể cảm nhận được sức nặng của đòn đánh và thấy được sự nguy hiểm của từng động tác. Nioh không có nhiều bản nhạc đặc sắc, một trong những bản nhạc hay nhất trong game có lẽ là đoạn bạn gặp được Okatsu, tuy nhiên sau nhiều lần bị ả này hành hạ, người viết đã phải suy nghĩ lại.

Nioh_20170702115428

KẾT LUẬN

Cũng đã từ rất lâu tính từ lần cuối người viết trải nghiệm một tựa game gây nghiện như Nioh, hiện tại file save đã lên tới con sô 140h và vẫn đang lăn lộn ở cấp Way of Demon để platinum game này.

Nếu bạn có PS4 và yêu thích game hành động nhập vai thì Nioh là một game không thể thiếu trong bộ sưu tập, nhưng nếu không thích việc cày cuốc thì có thể suy nghĩ lại, vì với tổng thời lượng khoảng gần 60h, hầu hết giá trị chơi lại của game nằm ở hệ thống chiến đấu (bạn có thể thử một loại vũ khí khác so với lần đầu) và thu nhặt trang bị

Nioh_2 man

Bắt chước một thành công là chuyện dễ, nhưng để tạo ra một nét riêng từ những cái có sẵn là một trong những điều khó nhất. Nioh đã thành công trong việc này, hy vọng với doanh số khả quan chúng ta sẽ có Nioh 2 trong một ngày không xa

Nioh_20170617112842

“Đây là bản review cảm nhận cá nhân, các hình ảnh được lấy trực tiếp từ gameplay của người viết trên PS4, cho đến nay đã có hàng tá review về Nioh, tuy nhiên vẫn còn một số điểm mà tôi thấy chưa được đề cập đến. Stay Tune!”

Comments
  1. NIOH – Xây Dựng nhân vật – Phần 5 – Living Weapon – Thần Khí (Odachi) – ETHUGAMER

    […] là một game thiên về cơ chế chiến đấu, như đã giới thiệu trong bài Review NIOH REVIEW. Ngoài hệ thống vũ khí đa dạng (hiện tại là 7 loại) Nioh còn cung cấp một […]

Leave a Comment
Newsletter

Advertisement
Login
Loading...
Sign Up

New membership are not allowed.

Loading...